Mẹ tôi từ trong bếp thò đầu ra, thấy tôi liền hớn hở kéo tôi lại gần Giang Dự. Sau một hồi thao thao bất tuyệt giới thiệu, bà còn không quên “bonus” thêm:
“Con bé nhà tôi mắc chứng giao tiếp xã hội đỉnh cao, không sợ trời không sợ đất!”
Giang Dự đẩy nhẹ gọng kính vàng, khóe môi nhếch lên một nụ cười mỉm. Ánh mắt anh ấy dừng lại trên người tôi, như đang đánh giá một thứ gì đó… không đáng giá lắm.
Hóa ra, bà nội của anh ấy và bà nội tôi là bạn thân chí cốt. Hồi nhỏ, tôi với anh ấy từng sống chung một khu. Nhưng vì ba mẹ tôi chuyển lên thành phố làm ăn, tôi cũng theo họ rời đi.
Mẹ bảo hồi nhỏ tôi với Giang Dự từng chơi chung rất thân. Nhưng xin lỗi, làm gì có chuyện tôi lại quên một người đẹp trai thế này được? Nếu thật sự từng chơi chung, chắc chắn tôi sẽ khắc cốt ghi tâm, mẹ toàn bịa!
Sau khi mẹ tôi giới thiệu xong, bà quay lại bếp tiếp tục nấu ăn. Giang Dự và tôi ngồi nói chuyện thêm một lát, tôi mới biết hôm nay là sinh nhật anh ấy.
Nhìn số dư trong ví WeChat, tôi quyết định “phóng khoáng” gửi lại toàn bộ tiền lì xì đã giành được từ anh ấy.
Nhưng không hiểu sao, trong suốt bữa ăn, ánh mắt Giang Dự cứ như dán lên người tôi, cười cười chẳng biết có ý gì. Đúng là đồng nghiệp gọi anh ấy “chó” cũng không oan chút nào!
Trên bàn ăn, ba mẹ tôi trịnh trọng đưa cho Giang Dự một phong bao lì xì. Nhưng anh ấy lịch sự từ chối.
Tôi bèn lén lút chuyển khoản cho anh ấy trên WeChat: 888.
“Chắc chắn anh ấy sẽ từ chối!” Tôi tự nhủ, đầy tự tin.
Nhưng chưa đầy ba giây sau, WeChat báo một dòng: “Đối phương đã nhận thành công.”
Tôi suýt phun hết ngụm nước đang uống dở.
Khi ra về, Giang Dự bất ngờ đề nghị đưa tôi về nhà. Ba mẹ tôi thì mừng như vừa trúng số, còn tôi cũng vui không kém. Ai bảo anh ấy nhận của tôi 888 cơ chứ? Chuyến xe này nhất định phải đi để “đòi lại vốn”!
“Em còn nhớ tôi là ai không?” Giang Dự vừa lái xe vừa hỏi, giọng điệu trầm ấm nhưng mang chút trêu chọc.
Tôi nhíu mày.
“Anh không phải là người nhận lì xì 888 của tôi à? Còn ai vào đây nữa?” Tôi thầm nghĩ, nhưng không dám nói ra.
Thấy tôi im lặng, Giang Dự liếc nhìn, khóe môi cong lên:
“Hồi nhỏ, em về quê ăn Tết, thấy nhà tôi được lì xì nhiều, em thèm quá.
“Thế là cứ bám lấy tôi, nằng nặc đòi lì xì.
“Rồi em hùng hồn tuyên bố: ‘Lớn lên em sẽ gả cho anh! Em sẽ thích anh cả đời! Tiền đàn ông phải để vợ quản!’”
Tôi: “…”
Một loạt hình ảnh mơ hồ từ quá khứ bỗng ùa về. Cái cảnh tôi lon ton chạy theo một cậu bé, khóc lóc đòi lì xì, hình như… là thật?!
Nếu mặt tôi đỏ thêm chút nữa, chắc có thể nướng chín một quả trứng.
“Đằng nào cũng sẽ là của em, đưa sớm hay muộn cũng vậy, rồi lừa hết tiền lì xì của tôi.
“Khi đi, em còn nắm tay tôi, vừa khóc vừa dặn tôi phải giấu hết tiền lì xì sau này, không được tiêu.
“Vì em sẽ quay lại tìm tôi.”
Tôi chống tay giữ cằm để tránh trật khớp.
Hồi nhỏ tôi lại làm ra chuyện thiếu đạo đức như vậy sao, sao tôi chẳng nhớ gì cả!